Kiến trúc Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Bên trong Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Bên trong Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, ảnh 2

Ban đầu (1895), đây là một ngôi nhà gỗ ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ. Đến năm 1917, các vách gỗ được thay bằng tường dày (như phong cách kiến trúc đặc trưng của những căn biệt thự Pháp) ôm lấy kết cấu các cột gỗ còn được giữ lại.

Sau lần trùng tu lớn này, ngôi nhà mang nét pha trộn hài hòa của ba phong cách kiến trúc Pháp, Việt, Hoa. Thoạt nhìn thì thấy bề ngoài ngôi nhà là lối kiến trúc La Mã phục hưng ở thế kỷ 17 với các cổng vòm, hệ thống cột với các hoa văn và phù điêu hoa lá. Tuy nhiên, ở bên trong nhà vẫn còn giữ được kiểu ba gian truyền thống của người Việt. Riêng lối bài trí của các bao lam sơn son thiếp vàng trong nhà lại là các chủ đề trong mỹ thuật truyền thống Trung Hoa.

Bên cạnh đó, ngoài vị trí thuận lợi "nhất cận thị, nhị cận giang" mà chủ nhân đã chọn lựa, ngôi nhà còn có những đặc điểm đáng chú ý như:

- Gạch men với hoa văn hoa lá kiểu Pháp được dùng để lát ngôi nhà đều được nhập từ Pháp.- Ở cửa chính có một khung cửa với các thanh gỗ tròn song song nằm ngang có thể kéo qua lại. Buổi trưa nhà không đóng cửa chính mà kéo khung cửa này lại. Ánh sáng và gió vẫn có thể lùa vào nhà, hàng xóm thấy khung cửa được kéo cũng sẽ không gọi làm phiền. Có người gọi đó là "khung cửa ngủ trưa".- Ở gian giữa nền nhà có vẻ như bị trũng. Đây là chi tiết xây dựng có chủ ý của chủ nhà, vì theo yếu tố phong thủy thì tiền tài chảy về chỗ trũng. Một nét đặc trưng khác nữa, đó là bàn thờ Quan Công được đặt ở giữa gian chính theo tín ngưỡng của người Hoa...Và cũng theo yếu tố phong thủy, các họa tiết trên bao lam là "long, lân, bức, phụng", mà không phải là "long, lân, quy, phụng"...[3]